Giáo dục về chủ quyền biển đảo quê hương
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3260 km bờ biển và 4000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới.
Tài nguyên biển đa dạng: thuỷ-hải sản (11000 loài sinh vật…); dầu khí, băng cháy, đất hiếm,… tiềm năng du lịch rất lớn với 125 thắng cảnh. Biển đảo Việt Nam là một bộ phận của lãnh thổ Tổ quốc chúng ta, có vai trò to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay. (Nguồn: Giáo dục về biển, đảo Việt Nam-Nhà xuất bản Giáo dục).
Giáo dục về biển đảo Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Mục tiêu là giáo dục cho HS có nhận thức đúng về biển đảo, ý thức về chủ quyền biển đảo và thái độ tích cực đối với biển đảo, tài nguyên, môi trường biển; trang bị cho HS kĩ năng tuyên truyền, truyền đạt những hiểu biết về biển của nước ta trong cuộc sống hằng ngày.
Đồng thời, giúp HS có ý thức trách nhiệm với tài nguyên, môi trường biển; có những hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về biển, và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
Từ đó, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tích hợp trong giờ học chính khóa đối với môn Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lý; hoạt động ngoại khóa về Công trình Bản đồ Việt Nam, văn nghệ, …
Admin